Chuyển giá là gì? Các hình thức chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam

Photo of author

By nhan nguyen

Trong thời kỳ toàn cầu hóa, các quốc gia có xu hướng mở cửa thị trường, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhằm phát triển nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, khi tham gia vào thị trường, các nhà đầu tư luôn cố gắng tận dụng nhiều cách thức để thu được lợi ích tối đa về mình mà trong đó phổ biến là chuyển giá. Vậy chuyển giá là gì? Các hình thức chuyển giá ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!

 Chuyển giá là gì?

Khái niệm chuyển giá

Chuyển giá là việc các chủ thể kinh doanh (chủ yếu là các công ty đa quốc gia) tác động đến giá cả nhằm thay đổi giá trị trao đổi của hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên trong tập đoàn hay nhóm liên kết với mục đích giảm thiểu tối đa số tiền thuế phải nộp.

Dấu hiệu nhận biết chuyển giá

Các dấu hiệu nhận biết chuyển giá bao gồm:

–          Các doanh nghiệp báo lỗ liên tiếp 2 năm trở lên kể từ khi thành lập

–          Các doanh nghiệp có tình hình lãi lỗ luân phiên hoặc tình hình lãi lỗ phát sinh không bình thường

–          Doanh nghiệp có các nghiệp vụ chuyển giao với các doanh nghiệp ở những quốc gia có thuế suất thấp

–          Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hoặc các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn

–          Các doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp hơn hoặc cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của thị trường

Các hình thức chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam

Ở Việt Nam, các công ty thường chuyển giá thông qua các hình thức sau:

Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm hoặc thành phẩm từ nước ngoài

Hình thức chuyển giá này được thực hiện thông qua việc các công ty trong tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại quốc gia có thuế suất cao sẽ mua các nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm với giá cao sau đó bán lại cho các công ty thành viên khác với giá thấp nhằm giảm thiểu tối đa lợi nhuận thu về, từ đó tối thiểu hóa số thuế phải nộp.

Chuyển giá thông qua việc mua tài sản cố định hữu hình với giá cao

Theo đó, các công ty trong tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại các quốc gia có thuế suất cao sẽ mua các tài sản cố định hữu hình của các công ty có trụ sở ở quốc gia có thuế suất thấp với giá rất cao so với giá trị thật của tài sản đó. Thông qua việc mua bán tài sản cố định này, một phần thu nhập của công ty đã được chuyển ra nước ngoài cho công ty khác trong cùng tập đoàn. Cũng vì vậy mà lợi nhuận công ty giảm từ đó làm giảm số thuế phải nộp.

Mặt khác, việc chuyển giao, mua bán tài sản cố định này cũng giúp các công ty đa quốc gia tiết kiệm được chi phí thanh lý tài sản cố định đã lỗi thời.

Chuyển giá thông qua việc mua bán tài sản cố định vô hình với giá cao

Tương tự như mua bán tài sản cố định hữu hình, các công ty sẽ định giá tài sản cố định vô hình thật cao hoặc chi trả cho các chi phí để xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm, quảng cáo, marketing… tại các công ty thành viên có trụ sở tại quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao. Với hình thức này, chi phí phát sinh sẽ do các công ty có thuế suất cao gánh chịu nhưng lợi ích thì tất cả các công ty thành viên đều được hưởng lợi như nhau. Cũng chính vì vậy làm giảm tối đa số thuế phải nộp.

Ngoài ra, còn một số hình thức chuyển giá được các công ty đa quốc gia ở Việt Nam áp dụng như: công ty thuê dịch vụ tài chính, tư vấn pháp lý cao hơn rất nhiều so với giá thị trường; vay tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với lãi suất cao; thuê chuyên gia nước ngoài với các chi phí phát sinh cao hơn bình thường…. Tất cả những hình thức đó đều có chung mục đích là làm tối đa hóa lợi nhuận thu được của toàn tập đoàn thông qua việc tối thiểu hóa số thuế phải nộp

Thực trạng chuyển giá tại các công ty đa quốc gia ở Việt Nam

Tại Việt Nam, nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Thực tế, hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, các công ty có vốn đầu tư nước ngoại lại chưa thực hiện đúng những nghĩa vụ về thuế do nhà nước đặt ra.

Cụ thể, theo VCCI, hàng năm có khoảng 40 – 50 % các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp liên tục báo lỗ trong nhiều năm, lỗ lũy kế nhưng vẫn hoạt động bình thường, tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 35,88 tỷ USD. Tuy nhiên, cũng trong năm 2017 có đến 37,9% doanh nghiệp báo lỗ.

Năm 2018, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 35,46 tỷ USD và năm 2019 là 38 tỷ USD. Và trong 2 năm này, tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ cũng chiếm tỷ lệ cao là 47 % và 50 %.

Giải pháp chống chuyển ở Việt Nam

Để ngăn chặn tình trạng chuyển giá đang diễn ra ngày càng nhiều ở các công ty đa quốc gia, Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp sau:

–          Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chống chuyển giá một cách rõ ràng và minh bạch

–          Xây dựng chế tài xử phạt nghiêm minh, đủ sức răn đe đối với các hành vi chuyển giá

–          Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp có giao dịch liên kết áp dụng phương pháp APA (cơ chế thỏa thuận trước về xác định giá) thay vì việc để các doanh tự nguyện đăng ký

–          Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia về đầu tư để các địa phương nắm bắt và giám sát hoạt động đầu tư kịp thời, đúng đắn

–          Tăng cường giám sát tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty FDI để sớm phát hiện và ngăn chặn hành vi chuyển giá

–           Bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát hành vi chuyển giá Như vậy là bạn đã có được những thông tin và hiểu biết cơ bản về chuyển giá rồi phải không nào? Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết sẽ là kênh thông tin tham khảo hữu ích giúp bạn đạt kết quả cao trong học tập cũng như công việc

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để đánh giá cho bài viết này!

Điểm trung bình 0 / 5. Tổng lượt đánh giá: 0

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Leave a Comment